PHẢN XẠ CƠ BÀN ĐẠP
(ACOUSTIC REFLEX)
Phản xạ cơ bàn đạp (PXCBĐ), hay sự co cơ bàn đạp, trong tình trạng bình thường xảy ra khi có một âm thanh đủ lớn được đưa vào tai. Sự co cơ này tạo độ cứng của chuỗi xương con và làm tăng trở kháng tai giữa. Nghiệm pháp được đo sau khi đo nhĩ lượng, một âm đầu dò được sử dụng để đo sự thay đổi trở kháng này. Để cho kết quả tốt nhất, phản xạ được tự động đo tại nơi nhĩ lượng đạt đỉnh. Âm kích thích được đưa vào với cường độ thay đổi tại 500, 1000, 2000, 4000 Hz.
Khi độ thông thuận >0.05ml, phản xạ được xem như có xuất hiện.
Cơ chế sinh lý của phản xạ cơ bàn đạp:
Giải phẫu và sinh lý của PXCBĐ bao gồm các cấu trúc tai ngoài, tai giữa và tai trong, dây thần kinh tiền đình ốc tai; các cấu trúc trong hệ thống thần kinh thính giác trung ương vùng thân não dưới bao gồm nhân ốc tai, phức hợp trám trên và nhân thần kinh mặt. Dây thần kinh mặt kích thích cơ xương bàn đạp, sự co cơ này tạo PXCBĐ.
Đây là phản xạ không tự ý. Khi một âm thanh lớn được đưa vào tai nghe bình thường, cơ bàn đạp hai bên sẽ co lại bất kể tai nào được kích thích. Do đó PXCBĐ là phản xạ hai bên.
PXCBĐ cùng bên: khi âm kích thích và và phản xạ đo được ở cùng bên.
PXCBĐ đối bên: khi âm kích thích một bên và và phản xạ đo được ở đối bên.
Lưu ý : PXCBĐ đối bên phải có nghĩa là âm đưa vào bên phải và đo đáp ứng phản xạ bên trái.
Bình thường cần âm thanh 70-90 dB để tạo ra PXCBĐ ở người có sức nghe bình thường hoặc nghe kém từ nhẹ đến vừa.
PXCBĐ (-) trong các trường hợp :
-Điếc dẫn truyền : Xốp xơ tai, hoặc các bệnh lý tai giữa khác.
-Cố định xương bàn đạp ở bên tai đo.
-Điếc tiếp nhận nặng.
-Điếc do tổn thương dây thần kinh số VIII( U dây VIII, tổn thương dây VII bên tai đang đo )
PXCBĐ (+) bất thường ở mức độ kích thích nhỏ gợi ý hồi thính trong tổn thương ốc tai.
Các kiểu bệnh lý hệ thống thần kinh trung ương lý luận theo kiểu “xưa” (hiện nay các tổn thương trung ương thường không dùng PXCBĐ để chẩn đoán, vì có các phương pháp tốt hơn ( chủ yếu là MRI)):
- PXCBĐ suy giảm nhanh gợi ý tổn thương sau ốc tai.
- PXCBĐ 2 bên đối bên (-) gợi ý tổn thương thân não giữa.
Các kiểu hình PXCBĐ:
1. Cung PXCBĐ bình thường:
ME: Middel ear ( Tai giữa)
IE: Inner ear ( Tai trong)
CN: Cochlear nucleus ( Nhân ốc tai)
SOC: Superior olivary complex ( Phức hợp trám trên)
VIII: Vestibulocochlear nerve (Dây thần kinh tiền đình ốc tai)
VII: Facial nerve (Dây thần kinh mặt)
Khi đưa một âm lớn vào tai bình thường, âm đi vào tai ngoài, tai giữa và tai trong, theo dây thần kinh VIII, đến thân não nhân ốc tai, sau đó tín hiệu sẽ đi đến phức hợp trám trên và nhân thần kinh mặt cả hai bên phải và trái. Sau đó tín hiệu sẽ được gởi từ nhân thần kinh mặt hai bên đến dây thần kinh mặt hai bên, gây ra sự co cơ xương bàn đạp hai bên, giúp nhấc đế xương bàn đạp ra ngoài và xuống dưới bảo vệ tai trong khỏi tác động của âm thanh lớn. Hoạt động này làm tăng trở kháng trong tai giữa. Cường độ co cơ thấp nhất đo được gọi là PXCBĐ.
Có 4 loại phản xạ:
PXCBĐ cùng bên phải:
Hình 2. PXCBĐ cùng bên phải
·PXCBĐ đối bên phải:
Hình 3. PXCBĐ đối bên phải
PXCBĐ cùng bên trái:
Hình 4. PXCBĐ cùng bên trái
PXCBĐ đối bên trái:
Hình 5. PXCBĐ đối bên trái
2. Bệnh lý ốc tai:
3. Bệnh lý dây thần kinh tiền đình ốc tai:
4. Bệnh lý dây thần kinh mặt:
5. Bệnh lý tai giữa:
Bệnh lý tai giữa sẽ giảm cường độ các tín hiệu đi vào tai làm ảnh hưởng đến khả năng đo PXCBĐ.
6. Bệnh lý thân não nội trục:
PXCBĐ trong bệnh lý thân não nội trục thay đổi rất nhiều phụ thuộc vào vị trí và độ lớn của sang thương.
Sang thương nhỏ:
Sang thương lớn:
7. Bệnh lý thân não ngoại trục:
Bệnh lý thân não ngoại trục có thể tạo nhiều kiểu PXCBĐ khác nhau tùy theo vị trí và kích thước của sang thương. Sang thương có thể bắt chước kiểu hình của bệnh lý thần kinh tiền đình ốc tai hoặc bệnh lý thân não nội trục bệnh lý dây thần kinh mặt hoặc có thể theo một kiểu lạ nào đó tùy theo vị trí và kích thước sang thương.
Lưu ý là không thể sử dụng chỉ một mình phương pháp đo PXCBĐ để chẩn đoán mà phải phối hợp với các xét nghiệm khác.