Máy trợ thính sử dụng năng lượng từ động tác nhai ?
Một nghiên cứu đang được thực hiện nhằm khám phá việc cung cấp năng lượng cho máy trợ thính từ chuyển động nhai của hàm chúng ta.
Năm mươi phút ăn có thể tạo ra đủ năng lượng để sử dụng máy trợ thính cả ngày. Nếu nguồn năng lượng thay thế tái tạo này có thể được khai thác, nó sẽ là một cách thân thiện với môi trường và loại bỏ gánh nặng kinh tế khi sạc hoặc mua pin và có thể thu hoạch bên trong tai bằng cách sử dụng nút tai có gắn cảm biến.
Nghiên cứu cho thấy chuyển động của hàm gây sức ép các mô trong ống tai, tạo ra các biến dạng ống tai có thể được khai thác để tạo ra năng lượng. Một nghiên cứu như vậy tại Montreal, Canada ước tính rằng việc nhai trong bữa ăn cung cấp công suất trung bình là 26,2 mW trong một ống tai, đủ để cung cấp 22 % năng lượng cần thiết cho hoạt động hàng ngày của máy trợ thính.
Năng lượng này có thể được sản xuất?
Một nhà nghiên cứu khác, Michel Demuynck, tiến sĩ tại École de technologie supérieure (ÉTS) của Montreal, hiện đang mô hình hóa các biến dạng của ống tai do chuyển động của hàm tạo ra. Công việc này sẽ giúp làm rõ những biến dạng có thể giúp tạo ra bao nhiêu năng lượng.
Tuy nhiên có một trở ngại là làm sao chuyển đổi và lưu trữ năng lượng nhai.
Cho đến nay, các mẫu chạy thử của vật liệu áp điện vẫn chưa chứng minh được khả năng chuyển đổi đủ năng lượng. Các vật liệu này không đủ nhỏ để được tích hợp vào máy trợ thính, các bo mạch mềm dẻo cần được phát triển để có thể điều chỉnh theo các hình dạng phức tạp và cho ra các bộ chuyển đổi hiệu quả hơn.
Nhiều ứng dụng hơn và máy trợ thính rẻ hơn
Các nhà nghiên cứu cho rằng công nghệ này có thể mở rộng cho các thiết bị khác được sử dụng gần tai, chẳng hạn như tai nghe, cảm biến trong tai hoặc kính thực tế tăng cường. Có thể nhai kẹo cao su hoặc ngâm nga một giai điệu thay vì thay pin hoặc sạc từ điện lưới cũng có thể làm giảm giá của máy trợ thính.
ThS.BS Đỗ Hồng Giang (dịch)
Nguồn: The Conversation