THÍNH LỰC LỜI
(SPEECH AUDIOMETRY)
CÁC NGHIỆM PHÁP ĐO THÍNH LỰC LỜI CĂN BẢN
Giới thiệu chung
Thính lực lời (TLL) là một công cụ căn bản trong đánh giá bệnh nhân nghe kém. Phối hợp với Đo thính lực đơn âm, TLL có thể giúp xác định mức độ và dạng điếc.
TLL cũng cho biết thông tin về sự dung nạp và bất dung nạp với kích thích lời nói và khả năng nhận biết từ.
Kết quả TLL có thể giúp xác định độ khuếch đại thích hợp và công suất tối đa của máy trợ thính và các thiết bị khuếch đại dành cho bệnh nhân điếc sâu khác, nhờ đó giúp đánh giá khả năng nghe trong môi trường ồn.
Kết quả TLL giúp kiểm soát việc huấn luyện thính giác.
Thiết bị :
Trong đa số trường hợp, TLL được thực hiện trong phòng đo thính lực 2 lớp. Kỹ thuật viên ngồi trong phòng vận hành thiết bị, bệnh nhân ngồi trong phòng đo.
Máy đo thính lực lời thường là một phần của máy đo thính lực 2 kênh, kèm các phụ kiện thu âm và phát âm.
Các phụ kiện thu âm bao gồm: micro (dùng để thử giọng nói trực tiếp), băng ghi âm, và đĩa CD.
Các phụ kiện phát âm bao gồm: chụp tai, tai nghe insert, bộ phận rung xương, loa.
Bộ từ thử phát ra có thể thực hiện ở 1 hoặc 2 tai qua chụp tai, cũng có thể thực hiện qua đường xương hoặc qua loa trong môi trường tự do.
Kỹ thuật:
Ngưỡng nhận biết lời -The speech-recognition threshold (SRT)hoặc Speech-awareness threshold (SAT)
Là nghiệm pháp đo phổ biến nhất.
Được định nghĩa là ngưỡng thấp nhất mà có ít nhất 50% số từ thử được lập lại đúng.
Từ thử là từ 2 âm tiết, nhấn giống nhau. Từ 2 âm tiết được sử dụng do dễ hiểu và dễ đoán. Vd : máy bay
Cách đo SRT:
Đo thính lực đồ đơn âm.
Tính trung bình cộng ngưỡng nghe đơn âm + 10 dB và bắt đầu đo từ điểm này và đo tai tốt trước. Ví dụ : Trung bình cộng ngưỡng nghe đơn âm là 30, SRT sẽ là 40.
Dùng kỹ thuật tương tự như kỹ thuật Hughson-Westlake để xác định ngưỡng SRT. Đọc 3 từ thử, nếu bệnh nhân có thể lập lại 2/3 từ, giảm 5 dB.
Nếu bệnh nhân không thể nhắc lại 2/3 số từ thử, tăng 10 dB.
Lặp lại quá trình cho tới khi đạt được ngưỡng.
Diễn giải kết quả SRT: Kết quả thường nên ở trong khoảng 10 dB quanh trung bình cộng ngưỡng nghe đơn âm. Có thể thay đổi tùy theo hình dạng thính lực đồ.
Ví dụ : Khi thính lực đồ quá dốc, SRT sẽ tương đương với ngưỡng ở tần số tốt nhất.
SRT đặc biệt hữu dụng đối với bệnh nhân quá nhỏ để có thể hiểu hay lập lại các từ. Nó có thể là thử nghiệm hành vi duy nhất có thể làm cho nhóm này.
SRT có thể dùng cho bệnh nhân nói ngôn ngữ khác hoặc người bị suy giảm chức năng ngôn ngữ do tổn thương thần kinh.
Ngoài khả năng xác định ngưỡng thấp nhất bệnh nhân có thể nghe và lập lại các từ , SRT còn được dùng để kiểm tra ngưỡng nghe đơn âm nhờ mối liên hệ mật thiết giữa SRT và ngưỡng nghe trung bình đơn âm tại 500, 1000, và 2000 Hz.
Trong thực hành lâm sàng, SRT và trung bình 3 tần số thường ở cách nhau trong khoảng 5-12 dB, chỉ khi 3 tần số này tương đối ngang nhau. Tong trường hợp 1 trong 3 tần số giảm nhiều thì cần tính trung bình 2 tần số còn lại.
Một ứng dụng lâm sàng khác của SRT là tính ngưỡng âm thanh để đo các thử nghiệm trên ngưỡng và xác định mức độ khuếch đại thích hợp khi chọn máy nghe.
Các thử nghiệm nhận biết từ trên ngưỡng-Suprathreshold word-recognition testing
Mục đích chính của “Các thử nghiệm nhận biết từ trên ngưỡng” là nhằm ước lượng khả năng hiểu và lập lại các từ đơn âm tiết được phát ra ở ngưỡng đối thoại hay các mức độ trên ngưỡng khác. Loại thử nghiệm này còn được gọi là đo ngưỡng phân biệt từ hoặc ngưỡng phân biệt lời (SDT)= Word-discrimination testing or Speech-discrimination testing (SDT)
Bộ từ thử được biên soạn dựa trên nguyên tắc cân bằng âm Phonetically balanced (PB).
Danh sách từ thử cân bằng âm (CBÂ) = PB-50 được tạo đầu tiên tại Phòng thí nghiệm Âm học – Thần kinh ĐH Harvard gồm 20 danh sách CBÂ, 1000 từ đơn âm tiết.
Nhiều năm sau, các bộ từ thử CID W-22 được phát minh, sử dụng các từ được chọn trong PB-50
Một bộ từ thử khác là NU-6 (Northwestern University Test No. 6)
Các Bộ từ thử này đã được thu âm và in đĩa CD để bán rộng rãi.
NGƯỠNG PHÂN BIỆT LỜI (SDT SPEECH DISCRIMINATION THRESHOLD):
Nhằm xác định khả năng hiểu từ .
Âm thử là 25 từ đơn âm tiết. Bắt đầu trên ngưỡng nhận biết lời SRT 30 dB.
Ví dụ: SRT là 40 dB, SDT sẽ bắt đầu tại 70 dB.
Đọc danh sách từ đơn âm tiết, đếm số từ lập lại đúng và sai.
Đọc kết quả dựa vào :
Bảng Phân loại của Goetzinger
90-100% :Bình thường (Normal)
76-88% :Khó hiểu lời nhẹ (Slight Difficulty )
62-74% :Khó hiểu lời trung bình ( Moderate Difficulty)
50-60% :Hiểu lời kém ( Poor Understanding)
** Below 50% :Hiểu lời rất kém (Very Poor understanding)
Chức năng biểu thị - cường độ (Performance-intensity functions)
Thay đổi mức độ phát các từ đơn âm tiết cho thấy sự khác nhau về chức năng biểu thị - cường độ
Nói chung, phát các từ đơn ở mức cường độ 25-40 dB (so với SRT) cho phép bệnh nhân đạt điểm số tối đa. Hạ cường độ phát dẫn đến điểm số thấp hơn.
Nghiệm pháp này diễn giải kết quả dựa trên vị trí tổn thương: bình thường, nghe kém do tổn thương dẫn truyền, do ốc tai hoặc sau ốc tai.
PB max là điểm số cao nhất bệnh nhân đạt được trong thính lực lời.
Kiểm tra sự cải thiện nhận biết lời trên người đeo máy trợ thính
Thử ở ngưỡng đối thoại trong mội trường tự do trước và sau khi đeo máy nghe , tính % điểm số cải thiện.
Thử nghiệm câu-Sentence testing
Để xác định khả năng nghe và hiểu các lời nói hàng ngày, nhiều thử nghiệm khác nhau được phát minh có sử dụng các câu thử.
Câu có thể cung cấp thông tin về thời gian và đặc điểm ngữ cảnh của lời nói đối thoại.
Các thử nghiệm câu hàng ngày:
Thử nghiệm câu đầu tiên phát minh vào thập niên 1950, ít được sử dụng lâm sàng do mức độ tin cậy thấp
-Thử nghiệm nhận định câu tổng hợp=Synthetic-sentence identification test (SSI) phát minh vào cuối thập niên 1960. SSI là 1 bộ 10 câu tổng hợp. Cấu trúc câu trong thử nghiệm được cấu trúc sao cho nhóm 3 từ liên tiếp trong câu thì có nghĩa nhưng toàn bộ câu thì không có nghĩa.
Thử nghiệm “Khả năng nhận biết lời trong môi trường ồn”=Speech perception in noise test
Xuất hiện từ những năm 1970, có 8 danh sách , mỗi danh sách có 50 câu.
Các câu được ghi âm trong môi trường ồn là tiềng nói bập bẹ của trẻ em, có thể được trình bày ở các tỉ lệ tín hiệu/ tiếng ồn (S/N) khác nhau.
Thử nghiệm lời trong tiếng ồn=The speech in noise (SIN) test có từ những năm 1990s, tiếng ồn là tiếng bập bẹ của 4 trẻ khác nhau. Sử dụng thử cho bệnh nhân đeo máy nghe trước và sau khi đeo máy nghe.
Phiên bản QuickSIN có từ năm 2004.
Thử nghiệm “ nghe trong môi trường ồn”=Hearing in noise test (HINT) : đo ngưỡng nhận biết lời trong cả môi trường yên tĩnh và tiếng ồn. Thử nghiệm bao gồm 25 danh sách 10 câu và tiếng ồn tương ứng với lời nói trung bình, giúp xác định khả năng nghe tương đối của bệnh nhân trong môi trường ồn.
Thử nghiệm “từ trong tiếng ồn”=Words-in-Noise Test (WIN), 2000s
Sử dụng bản từ thử đơn âm tiết trong NU-6 trong môi trường tiếng ồn do nhiều trẻ bập bẹ. Mực đích : xác định tỉ lệ tiếng ồn / tiếng bập bẹ (S/B) ratio )bằng decibel cho người nghe bình thường và nghe kém.
Tương tự với Quick SIN : cho thông tin về nhận biết lời.
Bamford-Kowal-Bench speech in noise test
Bamford-Kowal-Bench Speech-in-Noise Test (BKB-SIN) xuất hiện từ đầu những năm 2000, sử dụng cho trẻ em và các ứng viên cấy ốc tai.
Giồng HINT, BKB-SIN sử dụng các câu BKB được Mỹ hóa. Các từ ngắn, chứa các gợi ý ngữ nghĩa và cú pháp ở mức độ đọc bậc đầu tiên.. Được so sánh với HINT, sử dụng tiếng ồn phổ tiếng nói, tiếng bập bẹ của nhiều người.
Bản câu thử của BKB-SIN và HINT dễ nhận biết hơn do có chứa ngữ nghĩa,là công cụ rất tốt cho trẻ nhỏ và các ứng viên cấy ốc tai và người mới sử dụng trợ thính.
Ngưỡng đau và ngưỡng dễ chịu -Most comfortable loudness level and uncomfortable loudness level
Ngưỡng dễ chịu: Đa số bệnh nhân nghe bình thường có ngưỡng thính lực lời dễ chịu nhất ở 40-50 dB trên SRT.
Ngưỡng này giảm ở 1 số bệnh nhân điếc tiếp nhận. MCL giúp xác định mức độ khuếch đại máy nghe cho bệnh nhân đeo máy nghe.
Cách đo: cho bệnh nhân nghe băng ghi âm sẵn hoặc tiếng nói trực tiếp, bệnh nhân sẽ bào hiệu khi nào mừc độ nghe dễ chịu nhất trong lúc âm lượng tăng lên từ từ.
Ngưỡng đau =Uncomfortable loudness level (UCL) giúp xác định giới hạn trên cho lời nói, xác định mức độ khuếch đại tối đa có thể dung nạp được, xác định khoảng động học của lời nói = UCL-SRT= khoảng nghe hữu dụng của từng tai.
Đối với nhiều bệnh nhân điếc tiếp nhận, khoảng động học có thể rất hẹp do hồi thính hoặc có sự tiếp nhận bất thường âm thanh lớn.
Cách đo tương tự đo Ngưỡng dễ chịu, bệnh nhân được hướng dẫn báo hiệu khi nào tiếng nói đưa vào quá lớn gây khó chịu.
Ở người có ngưỡng nghe bình thường ngưỡng này khoảng 90-100 dB
Bản từ thử cho trẻ em
Ở trẻ rất nhỏ khả năng nhận biết và diễn đạt ngôn ngữ kém, các thẻ hình thay thế cho các từ 2 âm tiết để đo SRT. Người đo phải chắc chắn trước khi đo trẻ hiểu hết các thẻ, yêu cầu trẻ chỉ vào thẻ hình đúng trong khi phát lời nói ở mức độ nhỏ nhất trẻ có thể chọn đúng ít nhất một nửa.
Trẻ ở tuổi nhà trẻ có Danh sách từ thử 2 âm tiết dành cho trẻ em thay cho Bản từ thử của người lớn.
Xác định mức độ hiểu từ bằng hình-Word intelligibility by picture identification test
Xác định mức độ hiểu từ bằng cách chỉ vào hình=(WIPI) test: có 25 trang, mỗi trang có 6 hình màu từ 1 âm tiết. 4 từ để test, 2 từ còn lại được đưa vào để hạn chế việc đoán từ.
Trẻ > 4tuổi
NU-CHIPS có 50 trang , 4 hình / trang
Trẻ > 3 tuổi
Thử nghiệm hiểu lời ở trẻ em-Pediatric speech intelligibility test(PSI)
Sử dụng vừa từ đơn âm và câu.
Có 20 từ và 10 câu
Trẻ chỉ vào đúng hình tương ứng với từ và câu được phát ra.
Trẻ khoảng 3 tuổi
Thử nghiệm cân bằng âm lứa tuổi nhà trẻ-Phonetically balanced kindergarten test (PBK)
Gồm 50 từ đơn âm cho trẻ lập lại
Trẻ 5-7 tuổi
Thử nghiệm lời trong tiếng ồn-Bamford-Kowal-Bench Speech-in-Noise Test(BKB-SIN)
Bộ từ thử của BKB- SIN dễ sử dụng do có chứa ngữ nghĩa, là một công cụ hòan hảo dành cho trẻ nhỏ.