ÂM ỐC TAI
(OAE OTOACOUSTIC EMISSIONS)
Âm ốc tai (OAEs) là một âm thanh phát ra từ tai trong. Ở người có sức nghe bình thường hoặc nghe kém nhẹ, tế bào lông ngoài của ốc tai có thể phát ra âm ốc tai tự phát (chỉ trong <60% trường hợp), hoặc âm ốc tai kích thích khi được kích thích âm (khoảng >95% trường hợp).
Các nghiên cứu cho thấy OAEs biến mất sau khi tai trong bị tổn thương, vì vậy OAEs thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm và lâm sàng để đo sức khỏe tai trong, đánh giá tình trạng của ốc tai, tình trạng chức năng của tế bào lông thông qua đo đáp ứng của các tế bào lông với kích thích âm thanh. Giúp đánh giá nghe kém do tổn thương ốc tai hay thần kinh sau ốc tai. OAE chỉ đánh giá được tổn thương ốc tai, không đánh giá được toàn bộ đường dẫn truyền thính giác.
Đầu dò đo OAE
Tế bào lông ngoài
Cơ chế đo âm ốc tai
Thông thường có hai loại âm ốc tai: âm ốc tai tự phát (SOAEs) có thể thu được khi không có kích thích bên ngoài và âm ốc tai do kích thích (cần phải có âm kích thích bên ngoài).
Cơ chế của âm ốc tai (OAEs)
OAEs được xem như có liên quan đến chức năng khuếch đại của ốc tai. Khi không có kích thích bên ngoài, hoạt động khuếch đại ốc tai tăng lên dẫn tới việc tạo ra âm thanh. Nhiều bằng chứng gợi ý rằng ở động vật có vú, các tế bào lông ngoài là những yếu tố gia tăng sự nhạy cảm của ốc tai và sự nhạy cảm tần số và do vậy hoạt động như những nguồn năng lượng cho sự khuếch đại.
Âm ốc tai do kích thích.
Âm ốc tai hiện tại được kích thích bằng cách dùng ba phương pháp khác nhau.
Âm ốc tai tần số kích thích Stimulus-frequency otoacoustic emissions (SFOAEs) là các tín hiệu xuất phát từ ốc tai ở cùng tần số kích thích âm được đo trong khi khuếch đại một kích thích đơn âm và được phát hiện bởi sự khác nhau về véc-tơ giữa dạng sóng kích thích và dạng sóng thu được (bao gồm tổng hợp của kích thích và của OAEs).
Âm ốc tai kích thích thoáng qua Transient OAEs (TEOAEs) được kích thích bằng cách dùng một tiếng click (dải tần số rộng) hay là một âm nổ toneburst (đơn âm thời gian ngắn). Đáp ứng kích thích từ tiếng click phủ trên một dải tần số lên đến khoảng 4000 Hz, trong khi một âm nổ sẽ tạo ra một đáp ứng có cùng tần số như là đơn âm.
Âm ốc tai sản phẩm biến đổi Distortion Product OAEs (DPOAEs) được kích thích bằng cách sử dụng một cặp âm nguyên thủy f1 và f2 với cường độ và tỉ lệ đặc biệt (thường thường là 65-55dB hoặc cả hai đều 65). Đáp ứng từ các kích thích này xảy ra ở các tần số (fdp) về mặt toán học có liên quan đến các tần số ban đầu, với hai tần số trội nhất là fdp = 2f1 – f2 (âm biến đổi “lập phương”, thường sử dụng nhiều nhất để tầm soát suất nghe) và fdp = f2 – f1 (âm biến đổi “lũy thừa bốn”, hoặc đơn giản là âm khác).
Tầm quan trọng về mặt lâm sàng
Âm ốc tai có tầm quan trọng về mặt lâm sàng do chúng là nền tảng của một thử nghiệm đơn giản không xâm lấn để phát hiện khiếm khuyết sức nghe ở trẻ sơ sinh và trẻ em là những đối tượng quá nhỏ không thể hợp tác trong các thử nghiệm nghe truyền thống.
Nhiều nước phương Tây hiện tại có các chương trình quốc gia nhằm tầm soát sức nghe của trẻ sơ sinh trên thế giới. Dụng cụ tầm soát khởi thủy là một thử nghiệm về sự có mặt của một OAEs được gây ra bởi một thiếng click.
Âm ốc tai còn hỗ trợ trong việc chẩn đoán phân biệt các nghe kém do ốc tai hoặc sau ốc tai (ví dụ bệnh lý thần kinh thính giác).
Cách đo : đặt một đầu dò vào ống tai ngoài tạo thành một nút kín
Các yếu tố ảnh hưởng làm mất âm ốc tai
CÁC YẾU TỐ KHÔNG PHẢI BỆNH LÝ : Đặt đầu dò sai hoặc không kín, ráy tai, dị vật tai, chất gây ở trẻ sơ sinh, bệnh nhân không ngồi hoặc nằm yên...
TAI NGOÀI : Hẹp, viêm, nang, ...
TAI GIỮA : Xốp xơ tai, cholesteatome, gián đoạn chuỗi xương con, viêm tai giữa, nang,...
TAI TRONG : tổn thương ốc tai do bệnh lý, do thuốc độc tai, chấn thương âm thanh,...