Đo thính lực đơn âm là một nghiệm pháp không thể thiếu được để mô tả sự nhạy cảm của thính giác. So sánh dẫn truyền đường xương và đường khí cho bác sĩ những chỉ số cơ bản liên quan đến chức năng thính giác để chẩn đoán và theo dõi bệnh lý tai.
Chỉ định:
Đánh giá sức nghe của bệnh nhân có vấn đề về tai (ù tai, viêm tai, đau tai, nghe kém…)
Đo kiểm tra, tầm soát nghe kém hoặc các bệnh lý có liên quan đến tai.
Giới thiệu đơn âm :
****Đơn âm là một âm có dạng sóng hình sin.
Hai thành phần chính của âm thanh là cường độ và tần số.
Tần số: Số chu kỳ xảy ra trong một giây.
Đơn vị: Hertz (viết tắt: Hz)
Tần số lớn: âm sắc cao; tần số nhỏ: âm sắc trầm
Cường độ:
Đơn vị cường độ âm thanh là decibel. Viết tắt là dB
Thính lực đồ :
1.1 Giới thiệu về thính lực đồ đơn âm :
Biểu diễn thính lực đồ :
Trục đứng: cường độ (dB)
Trục ngang: tần số (Hz)
Ký hiệu trong thính lực đồ:
2.2 2.2 Giới thiệu về Phòng đo và Kỹ thuật đo thính lực:
Phòng đo thính lực : cách âm, âm nền ≤ 35 dB.
Kỹ thuật đo: Phụ lục 1
2.3 Cách đọc thính lực đồ:
Đọc thính lực đồ cần đọc 2 yếu tố: độ nghe kém và dạng nghe kém.
2.3.1 Phân độ nghe kém: tính dựa theo đường khí.
Tính trung bình cộng cường độ đường khí 3 tần số hội thoại 500, 1000, 2000 Hz, sau đó so với trục cường độ
10 đến 15 dB : Ngưỡng nghe bình thường
16 đến 25 dB : Nghe kém rất nhẹ
26 đến 40 dB : Nghe kém nhẹ
41 đến 55 dB : Nghe kém trung bình
56 đến 70 dB : Nghe kém trung bình nặng
71 đến 90 dB : Nghe kém nặng
> 90 dB : Nghe kém sâu
Hình 1. Phân độ nghe kém theo WHO 2019
2.3.2 Các dạng nghe kém:
1- Nghe kém dẫn truyền:
Đường xương phải tốt hơn đường khí
Khoảng cách giữa đường xương và đường khí ít nhất là 15dB đặc biệt ở các tần số thấp
Đường xương phải bình thường hoặc gần bình thường.
Ngưỡng nghe không vượt quá 70dB (ANSL)
Hình 2. Nghe kém dẫn truyền trung bình
2- Nghe kém tiếp nhận thần kinh:
Có thể chia cụ thể hơn thành:
Nghe kém tiếp nhận: Tổn thương ốc tai
Nghe kém thần kinh: Tổn thương từ dây TK VIII trở đi
Cả đường xương và đường khí đều giảm.
Không có khoảng cách giữa đường xương và đường khí.
Hình 3. Tai phải nghe kém tiếp nhận trung bình, tai trái nghe kém tiếp nhận trung bình nặng
3- Nghe kém hỗn hợp:
Mang đặc tính của cả nghe kém dẫn truyền lẫn tiếp nhận.
Hình 4. Tai trái nghe kém hỗn hợp trung bình nặng
2.3.3 Các nguyên tắc làm ù đường khí và đường xương:
Đường khí:
Khi có sự chênh lệch đường khí giữa 2 tai 40dB ta làm ù tai tốt để đo tai kém hơn.
Hoặc đường khí tai đang đo cách đường xương tai không đo >40 dB
Đường xương: ở hầu hết các trường hợp ngoại trừ:
-Ngưỡng nghe đường xương bằng đường khí (no air-bone-gap)
-Khi ngưỡng nghe đường xương đang đo tốt hơn ngưỡng nghe đường xương tai đối diện.
-Khi không có đáp ứng tại các giới hạn tối đa đường xương.
Các dạng thính lực đồ trong các bệnh lý tai thường gặp :
****3.1 Tai ngoài : Nút ráy tai, dị dạng tai ngoài, chít hẹp ống tai ngoài, polyp ống tai ngoài, viêm ống tai ngoài…
Dạng nghe kém: dẫn truyền
3.2 Tai giữa : Viêm tai giữa, viêm tai xương chũm, xốp xơ tai…
Dạng nghe kém: dẫn truyền, hỗn hợp…
3.3 Tai trong : Điếc bẩm sinh, Lão thính, Điếc đột ngột, Điếc nghề nghiệp, Viêm màng não, ngộ độc thuốc…
Dạng nghe kém: tiếp nhận thần kinh.